Bạn sơ ý xóa nhầm một số ảnh quan trọng ra khỏi Thư viện ảnh trên điện thoại Android và bây giờ muốn khôi phục lại chúng. Vậy MT Smart sẽ bật mí ngay cho bạn 3 cách để khôi phục ảnh đã xóa hiệu quả trên điện thoại Android.
1. Cách khôi phục ảnh đã xóa từ dịch vụ lưu trữ đám mây
Hầu hết, các ứng dụng Thư viện ảnh đều có mục Thùng rác. Do đó, bạn có thể tìm hình ảnh đã khóa ở Thư viện Ảnh tại mục Thùng rác nếu như muốn khôi phục lại ảnh. Ngoài ra, các ứng dụng đám mây và ảnh (không bao gồm Instagram) cũng đã cung cấp tính năng Sao lưu ảnh ở chế độ nền.
Khi bạn bật tính năng này, ảnh sau khi bạn xóa ở Thư viện ảnh có thể sẽ chưa thực sự biến mất. Vì những ảnh này đã được sao lưu trên dịch vụ sao lưu đám mây. Lúc này, bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng đám mây của bạn và tải ảnh xuống là được. Chẳng hạn:
- Trong Google Photos: Bạn mở hình ảnh, rồi chọn Download (Tải xuống) từ menu.
- Trên Dropbox: Bạn hãy mở hình ảnh > nhấn nút menu 3 chấm > chọn Save to device (Lưu vào thiết bị).
- Trên Microsoft OneDrive: Bạn mở hình ảnh, rồi chọn Download (Tải xuống).
Trường hợp, bạn đã xóa ảnh ra khỏi bản sao lưu đám mây của mình thì bạn vẫn có thể khôi phục hình ảnh đó. Vì các dịch vụ đám mây hiện nay đều sử dụng mục Thùng rác, cho phép bạn khôi phục mọi tệp tin đã xóa trong khoảng thời gian nhất định. Cụ thể:
Khôi phục ảnh đã xóa trong Google Photos
- Bước 1: Trên Google Photos, bạn hãy mở ứng dụng và chọn Thư viện (Library).
- Bước 2: Chọn Trash hoặc Bin (Thùng rác).
- Bước 3: Nhấn và giữ vào từng hình ảnh mà bạn muốn khôi phục, rồi nhấn Restore (Khôi phục). Như vậy, hình ảnh sẽ được khôi phục lại vào vị trí cũ trong Thư viện của bạn.
*Lưu ý: Các tệp đã xóa vẫn tồn tại trong Google Photos trong 60 ngày. Nếu bạn không khôi phục sớm trong khoảng thời gian này thì chúng sẽ chính thức bị xóa vĩnh viễn.
Khôi phục các tệp đã xóa trong Microsoft OneDrive
- Bước 1: Trên OneDrive của Microsoft, bạn hãy mở ứng dụng và di chuyển tới Me (Tôi) > chọn Recycle bin (Thùng rác).
- Bước 2: Bạn tiến hành chọn tệp ảnh của bạn, rồi nhấn vào biểu tượng Restore (Khôi phục).
*Lưu ý: Các tệp tin đã xóa trên OneDrive sẽ được giữ tối đa 30 ngày. Ngoài ra, chúng có thể bị xóa sớm hơn nếu thùng rác lớn hơn 10% tổng dung lượng lưu trữ của bạn hiện tại.
Khôi phục ảnh đã xóa trong Dropbox
- Bước 1: Trên Dropbox, bạn hãy đăng nhập vào dịch vụ Dropbox trên máy tính để bàn để khôi phục hình ảnh đã xóa. Vì bạn không thể thực hiện thao tác này trên di động.
- Bước 2: Chọn Files (Tệp) > chọn Deleted files (Tệp đã xóa).
- Bước 3: Bạn chọn tệp ảnh mà bạn muốn khôi phục.
*Lưu ý: Hình ảnh sau khi xóa trên Dropbox sẽ được giữ trong 30 ngày (đối với gói miễn phí) và khoảng 180 ngày (đối với gói trả phí).
Tóm lại, tất cả các ứng dụng đám mây khác đều hoạt động theo cách tương tự giống như 3 ứng dụng trên và không có ứng dụng nào xóa tệp tin hoàn toàn ngay lập tức sau khi bạn xóa. Do đó, nếu muốn khôi phục ảnh đã xóa, bạn cần xem qua các điều khoản dành cho tài khoản của mình để biết được thời gian lưu giữ các tệp đã xóa của ứng dụng mà bạn đang sử dụng.
2. Cách khôi phục ảnh đã xóa khỏi thẻ nhớ SD
Nếu bạn đã lưu ảnh vào thẻ nhớ SD trên điện thoại (điện thoại Galaxy S, Galaxy Z, Galaxy A,…) thì sau khi đã xóa ảnh trong Thư viện ảnh, bạn vẫn có thể khôi phục ảnh lại được.
Lúc này, bạn chỉ cần kết nối thẻ SD với máy tính bàn, đồng thời sử dụng phần mềm khôi phục để lấy lại ảnh đã xóa. Tuy nhiên, cách này sẽ không thực hiện được nếu như thẻ SD của bạn được mã hóa.
*Lưu ý: Phương pháp này sẽ không ảnh hưởng đến bộ nhớ trong của điện thoại. Vì điện thoại Android không còn sử dụng giao thức USB Mass Storage cũ như trước - đây cũng chính là lý do khiến cho việc khôi phục tin nhắn, văn bản và ảnh đã xóa trên điện thoại Android có phần khó khăn hơn.
Cách khôi phục ảnh đã xóa bằng phần mềm khôi phục dữ liệu EaseUS
EaseUS Data Recovery Wizard là phần mềm khôi phục ảnh miễn phí, bạn có thể tải và sử dụng nó trên máy tính Windows và Mac. Phần mềm này cho phép bạn khôi phục tối đa 2GB dữ liệu trước khi phải sử dụng phiên bản trả phí.
Cách sử dụng phần mềm EaseUS Data Recovery Wizard khôi phục ảnh như sau:
- Bước 1: Bạn kết nối thẻ nhớ SD với máy tính qua đầu đọc thẻ nhớ hoặc khe cắm thẻ SD nếu như laptop bạn được hỗ trợ.
- Bước 2: Tiến hành cài đặt và chạy Data Recovery Wizard (Trình hướng dẫn khôi phục dữ liệu).
- Bước 3: Sau khi khởi chạy, phần mềm sẽ hiển thị tất cả các ổ đĩa có sẵn mà bạn có thể khôi phục dữ liệu, gồm cả ổ cứng và thẻ nhớ của bạn.
- Bước 4: Chọn thẻ nhớ và nhấn Scan. Bây giờ, phần mềm sẽ bắt đầu quét mọi tệp mà nó có thể khôi phục. Nếu sử dụng phiên bản miễn phí, bạn có thể khôi phục tối đa 2GB dữ liệu cùng một lúc và mất khoảng 20 phút hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào kích thước của thẻ và lượng dữ liệu trên thẻ.
- Bước 5: Nhấn Type (Nhập) nằm ở bảng điều khiển bên trái. Sau đó, bạn nhấp vào mũi tên thả xuống bên cạnh Graphics (Đồ họa) > chọn JPG (hoặc bất kỳ định dạng tệp nào mà điện thoại của bạn lưu hình ảnh). Bạn sẽ thấy tất cả hình ảnh bạn có thể được khôi phục và hiển thị trong cửa sổ chính. Tiếp theo, bạn chọn những hình mà bạn muốn khôi phục.
- Bước 6: Nhấp chọn Recover Now (Khôi phục ngay) > chọn vị trí trên ổ cứng để lưu hình ảnh. Phần mềm sẽ xuất và lưu vào Thư mục riêng. Giờ đây, bạn có thể sao chép hình ảnh trở lại điện thoại (Galaxy S23 Series, Galaxy S22 Series,..) của bạn rồi đấy!
3. Cách khôi phục ảnh đã xóa đã root
Nếu bạn không sử dụng Dịch vụ sao lưu đám mây hoặc thẻ nhớ, việc khôi phục ảnh đã xóa trên điện thoại Android sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Thực tế, không có cách nào quét bộ nhớ trong của điện thoại để khôi phục các tệp tin bị mất, ngoại trừ điện thoại đã được root. Có thể nói nếu không còn cách nào khác, bạn có thể nghĩ đến việc root điện thoại để khôi phục ảnh cũng như lấy lại các tệp tin đã xóa.
Cách khôi phục ảnh bằng DiskDigger
Đầu tiên, bạn tải ứng dụng DiskDigger Photo Recovery từ Google Play, sau đó:
- Bước 1: Khởi chạy ứng dụng và cấp quyền root khi được yêu cầu.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy tùy chọn Basic Scan (Quét cơ bản) và Full Scan (Quét toàn bộ). Lúc này, bạn nên chọn tùy chọn Full Scan (Quét toàn bộ), vì Basic Scan (Quét cơ bản) chỉ có thể tìm thấy hình ảnh có độ phân giải thấp.
- Bước 3: Tìm bộ nhớ trong của điện thoại, chọn phân vùng the /data partition > chọn loại tệp tin mà bạn muốn tìm kiếm như JPG hoặc PNG.
- Bước 4: Nhấn OK để bắt đầu quy trình khôi phục. Lúc này, ứng dụng sẽ bắt đầu quét ngay lập tức và hiển thị cho bạn thấy lưới hình thu nhỏ của các tệp tin mà nó tìm thấy. Ứng dụng không chỉ hiển thị những bức ảnh mà bạn đã xóa, nó còn hiển thị mọi hình ảnh trong bộ nhớ trong của điện thoại. Vì thế, quá trình khôi phục này mất khoảng thời gian khá lâu.
Bước 5: Để lọc được kết quả theo ý muốn, bạn nhấn vào biểu tượng Cài đặt. Bạn có thể đặt Kích thước tệp tối thiểu lớn hơn (Minimum File Size), như chọn 1.000.000, nghĩa là bạn sẽ giới hạn kết quả của mình ở những hình ảnh lớn hơn megabyte. Ngoài ra, bạn cũng có thể giới hạn ngày ở thời điểm gần với thời điểm chụp ảnh.
Nhìn chung, ứng dụng DiskDigger không thể tìm thấy mọi ảnh mà bạn đã xóa và một số ảnh đó có thể bị hỏng. Nếu ứng dụng tìm thấy những ảnh mà bạn muốn, bạn hãy chọn chúng và nhấn nút Recover (Khôi phục).
Bước 6: Chọn nơi mà bạn muốn lưu các tập tin. Bạn có thể lưu chúng vào một ứng dụng cụ thể hoặc đặt chúng trở lại thư mục Thư viện ảnh của bạn. Bạn chọn thư mục DCIM để thực hiện việc này, rồi nhấp vào OK để lưu ảnh để hoàn tất quá trình.
Tóm lại, việc khôi phục ảnh đã xóa không phải là điều dễ dàng. Cách tốt nhất để tránh mất ảnh là bạn cần phải sao lưu chúng ở đâu đó như trên dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc thẻ nhớ, phòng cho trường hợp mà bạn muốn khôi phục lại chúng sau khi xóa.
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY PHỤ KIỆN SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
Nguồn:
3 Ways to Recover Deleted Photos on Any Android Device
khôi phục ảnh đã xóa
cách khôi phục ảnh đã xóa
khôi phục ảnh đã xóa trên điện thoại
mẹo dùng điện thoại
điện thoại