Mỗi hệ điều hành trên điện thoại đều có ưu điểm riêng. Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Android thì hãy khám phá ngay 9 điều này mà bạn có thể làm được dễ dàng trên thiết bị mà iPhone chưa làm được.
1. Chế độ Tạo nhiều tài khoản người dùng và khách
Chế độ Tạo nhiều tài khoản người dùng và khách (Multiple Users and Guest) là tính năng hữu ích giúp bạn chia sẻ điện thoại mình với nhiều thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè. Từ hệ điều hành Android 5.0 trở đi, điện thoại Android đã được trang bị tính năng này, trong khi iPhone đã loại bỏ tính năng này trong nhiều năm qua.
Chế độ Tạo nhiều tài khoản người dùng và khách cho phép bạn duy trì quyền riêng tư nếu con cái, anh em hoặc bạn bè của bạn sử dụng điện thoại. Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản người dùng hoặc khách, rồi giao thiết bị của bạn cho người đó. Mỗi người sẽ có mật khẩu, dữ liệu và ứng dụng riêng.
Ngoài ra, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt cuộc gọi và tin nhắn SMS cũng như cài đặt ứng dụng trực tiếp từ những người dùng khác một cách nhanh chóng thay vì tải xuống lần nữa, đồng thời ứng dụng này sẽ tự động cập nhật trên các tài khoản người dùng mà không cần phải thao tác thủ công.
2. Truy cập vào bộ nhớ trong qua cổng USB
Khi kết nối iPhone với máy tính qua cáp USB, iPhone chỉ cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hình ảnh và video. Thế nhưng, điện thoại Android (dù bạn sử dụng dòng điện thoại nào như Galaxy Z, Galaxy A, Galaxy S,…) thì cũng đều có thể truy cập vào toàn bộ nhớ trong của thiết bị, nhờ đó bạn có thể chia sẻ bất kỳ tệp tin nào giữa điện thoại Android với máy tính.
Bên cạnh đó, cáp USB còn cho phép bạn kết nối điện thoại Android với Android Auto trên bất kỳ phương tiện được hỗ trợ nào, từ đó giúp bạn sử dụng nhiều ứng dụng và thực hiện thao tác điều hướng khác nhau. Thậm chí, với tùy chọn USB Tethering, điện thoại cũng có thể chia sẻ kết nối Internet với PC. Bạn cũng có thể kích hoạt tính năng No data transfer (Không truyền dữ liệu) để chỉ sạc điện thoại khi kết nối với máy tính.
3. Tùy chỉnh tối đa các tính năng trên Màn hình chính
Điện thoại Android cho phép bạn tùy chỉnh nhiều cài đặt trên Màn hình chính. Một số điện thoại Android còn cung cấp ứng dụng Chủ đề được cài đặt sẵn trên thiết bị, giúp bạn chọn và sử dụng nhanh chóng các chủ đề trên toàn hệ thống, đồng thời có thể thay đổi font chữ hoặc biểu tượng dễ dàng.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi kích thước của lưới ứng dụng, hiển thị số lượng thông báo trên biểu tượng ứng dụng hoặc ẩn biểu tượng ứng dụng. Bạn còn có thể thay đổi trình khởi chạy mặc định nếu như muốn sử dụng một trình khởi chạy thay thế như Nova Launcher để trải nghiệm nhiều tính năng tùy chỉnh hơn.
4. Sử dụng nhiều bản sao của một ứng dụng
Trên điện thoại Android, bạn có thể tạo bản sao ứng dụng, rồi sử dụng nhiều tài khoản trên ứng dụng đó. Vì thế, nếu bạn muốn sử dụng 2 tài khoản WhatsApp trên điện thoại của mình, bạn có thể tạo một bản sao của ứng dụng WhatsApp gốc, sau đó tạo và đăng nhập tài khoản khác trên bản sao ứng dụng đó.
Samsung đã bổ sung tính năng trên các sản phẩm của mình (điện thoại Galaxy S23 Series, Galaxy S22 Series, Galaxy Z Flip5, Galaxy Z Fold5,…). Do đó, bạn có thể tải xuống ứng dụng nhân bản của bên thứ 3 từ Google Play nếu điện thoại Android của bạn không được cài đặt sẵn dịch vụ này.
5. Thay đổi cài đặt các ứng dụng mặc định trên hệ thống
Với các ứng dụng mặc định, bạn có thể cá nhân hóa nhiều ứng dụng trên điện thoại Android như ứng dụng điện thoại, tin nhắn, ứng dụng gia đình, trợ lý kỹ thuật số,… để có sự trải nghiệm tốt hơn.
Bạn cũng có thể cài đặt các ứng dụng của bên thứ 3 mở trực tiếp một số liên kết nhất định, thay vì mở chúng trong trình duyệt theo cách thông thường.
6. Tùy chỉnh cài đặt ROM và có thể truy cập root
ROM tùy chỉnh (Custom ROMs) là phiên bản sửa đổi của hệ điều hành Android để cải thiện chức máy tốt hơn. ROM tùy chỉnh có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là khả năng kéo dài tuổi thọ của điện thoại Android bằng cách cung cấp quyền truy cập cho người dùng vào phần mềm mới nhất.
Quyền truy cập root giúp bạn có được toàn quyền kiểm soát điện thoại Android của bạn. Sau khi thực hiện việc root thiết bị, bạn có thể cài đặt các mod khác nhau để tùy chỉnh, ép xung hoặc ép xung bộ xử lý để giúp tăng hiệu suất, thời lượng pin hoặc khai thác tối đa bộ nhớ trong của thiết bị.
7. Thực hiện thao tác da nhiệm với chế độ Chia đôi màn hình
Điện thoại Android cung cấp nhiều tính năng giúp người dùng có thể thực hiện đa nhiệm trên thiết bị, phổ biến nhất là chế độ Chia đôi màn hình. Nó có thể giúp bạn sử dụng và mở 2 ứng dụng cùng một lúc trên màn hình điện thoại.
Chẳng hạn, điện thoại Galaxy Z Fold5 cho phép bạn sử dụng cùng một lúc 3 ứng dụng trên cùng màn hình. Thậm chí mỗi ứng dụng, bạn còn có thể mở thêm nhiều cửa sổ trình duyệt khác nhau để nâng cao sự trải nghiệm đa nhiệm hơn.
8. Thay đổi kiểu và kích thước font chữ hệ thống
Bạn có thể tùy chỉnh giao diện người dùng và làm cho nó trở nên thân thiện hơn theo sở thích của bạn. Cụ thể, bạn có thể thay đổi font chữ và kiểu dáng chữ mặc định trên hệ thống. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phần mềm thứ 3 để hỗ trợ việc thay đổi font chữ dễ dàng.
9. Di chuyển tệp tin sang bộ nhớ ngoài
Hầu hết, iPhone hiện nay chưa có bộ nhớ ngoài. Tuy nhiên, phần lớn điện thoại Android được trang bị khe cắm thẻ SD, cho phép bạn tăng bộ nhớ của thiết bị để lưu trữ nhiều loại dữ liệu. Chưa hết, thẻ SD cũng hỗ trợ bạn chuyển các tệp tin từ điện thoại sang điện thoại khác hoặc thiết bị khác một cách dễ dàng.
Tóm lại, điện thoại Android cung cấp cho bạn nhiều tính năng hấp dẫn để thuận tiện và nâng cao sự trải nghiệm linh hoạt từ việc lưu trữ và sao chép dữ liệu cho đến các tính năng cá nhân hóa khác. Qua những thông tin trên, hy vọng bạn có thêm sự trải nghiệm thú vị khi dùng các thiết bị Android nhé!
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY PHỤ KIỆN SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
Nguồn:
9 Things You Can Do on Android Phones but Not on iPhones
tính năng điện thoại android
tính năng điện thoại samsung
tính năng điện thoại
mẹo dùng điện thoại
điện thoại