Điện thoại Android bị hỏng, bạn cần mang nó đến tiệm sửa chữa. Tuy nhiên, bạn hãy sao lưu và nên biết cách bảo mật dữ liệu trên điện thoại của mình trước khi làm điều này.
Nếu bạn đang định gửi điện thoại Android của mình đến Trung tâm sửa chữa để khắc phục lỗi hoặc sửa chữa, thay thế linh kiện mới thì hãy nghĩ đến việc sao lưu và bảo mật dữ liệu, nhằm ngăn chặn người khác tò mò. Dưới đây là mẹo giúp bạn thực hiện điều đó.
1. Dữ liệu trên điện thoại của bạn có thực sự an toàn khi mang đi sửa chữa
Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng: Khi gửi thiết bị đến Trung tâm sửa chữa của nhà sản xuất, dữ liệu của chúng ta sẽ được an toàn. Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 bởi Đại học Cornell với tiêu đề “Không có quyền riêng tư trong ngành sửa chữa điện tử” (No Privacy in the Electronics Repair Industry) đã chỉ ra rằng sự thật không được như vậy. Xem chi tiết tại đây.
Trong nghiên cứu, người ta đã gửi 16 laptop Windows với “dữ liệu giả” để bí mật ghi lại cách mà các kỹ thuật viên thao tác trên những thiết bị đó. Đây là bài báo rất đáng để bạn đọc thử.
Điểm đáng chú ý trong bài nghiên cứu là các kỹ thuật viên đã tò mò xem qua các tệp tin trên 6 laptop trong số 16 laptop được gửi đi sửa. Không những thế, 2 laptop trong số 6 laptop đó lại thấy quá trình tải tệp tin cá nhân của laptop lên một thiết bị bên ngoài.
Điều này cho thấy: việc bảo mật thiết bị Android là điều nên làm trước khi bạn có dự định gửi thiết bị đi sửa chữa, bất kỳ tiệm hoặc Trung tâm sửa chữa nào mà bạn tin cậy. Bạn thực sự chắc không có ai tò mò dữ liệu trên thiết bị của bạn?
Một điều khá may mắn, Google có thể hỗ trợ bạn khóa điện thoại Android của bạn trước khi gửi đi sửa chữa với cách thực hiện rất đơn giản. MT Smart sẽ bật mí cho bạn quy trình ngay bên mục dưới.
2. Cách bảo mật dữ liệu điện thoại Android trước khi gửi đi sửa chữa
Sao lưu dữ liệu của bạn
Bạn có thể sử dụng nhiều cách để sao lưu dữ liệu trên điện thoại Android (dù là điện thoại Samsung, điện thoại Xiaomi hay bất kỳ thương hiệu smartphone nào). Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện quy trình đơn giản hơn, tốt nhất là nên sử dụng Google One để sao lưu điện thoại của bạn.
Mỗi tài khoản Google cung cấp 15 GB dung lượng lưu trữ đám mây miễn phí. Do đó, tùy thuộc vào lượng dữ liệu mà bạn cần sao lưu (và lượng dung lượng mà bạn hiện đang sử dụng trên các dịch vụ khác của Google), bạn có thể phải nâng cấp gói dung lượng (nếu cần thiết). Sau đó, bạn tiến hành sao lưu dữ liệu như sau:
- Bước 1: Cài đặt ứng dụng Google One (nếu bạn chưa tải về điện thoại).
- Bước 2: Mở ứng dụng, rồi bạn vào Bộ nhớ (Storage).
- Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng Bánh răng bên cạnh Sao lưu thiết bị (Device backup).
- Bước 4: Chọn Quản lý sao lưu (Manage backup) để hiểu rõ nội dung sẽ được sao lưu.
- Bước 5: Chọn Sao lưu ngay bây giờ (Back up now).
Như vậy, Google sẽ tiến hành sao lưu hết dữ liệu cần thiết trên thiết bị của bạn như ảnh, video, tin nhắn, cuộc gọi và tài liệu. Ngoài ra, nếu bạn có dữ liệu quan trọng trong các ứng dụng riêng lẻ mà bạn không muốn bị mất, thì bạn cần sử dụng tính năng sao lưu của từng ứng dụng (nếu có) để tiếnh hành sao lưu và khôi phục dữ liệu sau khi điện thoại Android của bạn được sửa chữa xong.
Sử dụng chế độ Bảo trì trên điện thoại Samsung
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Samsung và trước khi đem nó đi sửa, thì hãy kích hoạt chế độ Bảo trì (Maintenance Mode). Chế độ này sẽ làm cho điện thoại Samsung giống như quay lại cài đặt gốc của thiết bị ngoài trừ xuất hiện biểu tượng “Chế độ bảo trì” trên thanh trạng thái.
Bạn có thể bỏ qua các bước còn lại (nếu như bạn có thẻ SD trong điện thoại) trước khi gửi điện thoại đi sửa chữa. Điều quan trọng nhất là các kỹ thuật viên sẽ không truy cập vào dữ liệu của bạn dù đang thao tác trên thiết bị.
Xóa dữ liệu trên eSIM hoặc tháo thẻ SIM
Nhằm tránh nguy cơ tráo đổi thẻ SIM, bạn nên xóa tất cả dữ liệu trên SIM của mình. Cụ thể, bạn xóa cấu hình eSIM ra khỏi thiết bị bằng cách:
Trường hợp, đối với thẻ SIM vật lý, bạn chỉ cần rút thẻ ra khỏi điện thoại là được:
- Bước 1: Tắt điện thoại của bạn.
- Bước 2: Dùng dụng cụ lấy sim để lấy SIM ra khỏi khe SIM trên điện thoại.
- Bước 3: Tháo thẻ SIM, rồi đặt lại khay vào thiết bị.
- Bước 4: Ngắt và tháo thẻ SD (nếu có)
*Mách nhỏ: Đối với hầu hết các thiết bị Android hiện nay, bạn có thể thực hiện việc này bằng cách đi tới Cài đặt (Settings) > chọn Bộ nhớ (Storage) > chọn Tháo thẻ SD (Unmount SD card) > chọn OK. Sau đó, bạn tháo thẻ SD khỏi khe cắm thẻ SD của thiết bị một cách dễ dàng.
Khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại
Mặc dù, quá trình khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại Android khác nhau giữa các kiểu máy nhưng nhìn chung các bước thực hiện giống nhau:
- Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) > chọn Đặt lại tùy chọn (Reset options).
- Bước 2: Nhấn Xóa tất cả dữ liệu hoặc Khôi phục cài đặt gốc (Erase all data hoặc Factory reset).
Lúc này, điện thoại Android của bạn sẽ quay lại về cài đặt gốc, giống như tình trạng máy khi bạn mới mua điện thoại.
Mẹo khôi phục cài đặt gốc cho điện thoại bị hỏng
Nếu điện thoại Android bị hỏng, bạn không thể thực hiện giống quy trình trên thì cách đơn giản nhất là bạn sử dụng ứng dụng Tìm thiết bị của Google. Bạn có thể truy cập vào ứng dụng này trên bất kỳ trình duyệt web nào, rồi thực hiện việc khôi phục cài đặt gốc như sau:
- Bước 1: Mở Tìm thiết bị của tôi (Find My Device) trong trình duyệt web bằng máy tính bảng, laptop,...
- Bước 2: Chọn biểu tượng điện thoại của bạn nằm ở đầu trang.
- Bước 3: Chọn XÓA THIẾT BỊ (ERASE DEVICE).
- Bước 4: Bạn đọc sơ qua các điều kiện và trách nhiệm được thông báo về những gì sẽ xảy ra với dữ liệu của bạn sau khi bạn chọn xóa thiết bị của mình.
- Bước 5: Nhấn lại XÓA THIẾT BỊ (ERASE DEVICE) để xóa thiết bị từ xa.
Bên cạnh đó, bạn có thể khôi phục cài đặt gốc cho thiết bị thông qua chế độ khôi phục. Quá trình thực hiện bằng chế độ này có thể khác nhau trên điện thoại Android mà bạn đang sử dụng. Nhìn chung, quay trình thực hiện như sau:
- Bước 1: Tắt điện thoại. Sau đó, bạn giữ đồng thời các nút Nguồn và Giảm âm lượng (hoặc nút Tăng âm lượng trong một số trường hợp).
- Bước 2: Nhấn các nút Âm lượng để điều hướng menu xuất hiện cho đến khi Chế độ khôi phục (Recovery mode) được hiển thị sáng.
- Bước 3: Nhấn nút Nguồn.
Bây giờ, điện thoại sẽ khởi động lại, sau đó sẽ xuất hiện màn hình thông báo “Không có lệnh”. Một số điện thoại sẽ tự động tải chế độ khôi phục, hoặc cũng có thể yêu cầu bạn giữ đồng thời các nút Nguồn và Tăng âm lượng để tải chế độ khôi phục.
Khi ở chế độ khôi phục, hãy sử dụng lại các nút Âm lượng để điều hướng menu và thực hiện:
- Bước 1: Làm hiển thị mục Xóa dữ liệu/khôi phục cài đặt gốc (Wipe data/factory reset).
- Bước 2: Nhấn nút Nguồn.
- Bước 3: Bạn tiến hành đánh dấu và chọn Có (Yes) để đặt lại điện thoại, rồi enter vào lại chế độ khôi phục.
- Bước 4: Đánh dấu mục Khởi động lại hệ thống ngay bây giờ (Reboot system now) > chọn nút Nguồn để khởi động điện thoại như bình thường. Như vậy, điện thoại Android của bạn hiện đã được khôi phục cài đặt gốc.
Tóm lại, trước khi mang điện thoại Android của mình đi sửa chữa, bạn nên tiến hành sao lưu dữ liệu, chọn chế độ Bảo chì (nếu như đang sử dụng điện thoại Samsung), xóa dữ liệu trên eSIM hoặc tháo thẻ SIM, và khôi phục lại cài đặt gốc cho thiết bị. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn được người khác, gồm cả các kỹ thuật viên có thể truy cập vào dữ liệu của bạn trên điện thoại trong lúc sửa chữa.
MUA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA ĐIỆN THOẠI CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA IPHONE CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
Nguồn:
How to Secure Your Android Phone Before Sending It for Repair
điện thoại Android
điện thoại Samsung
bảo mật điện thoại samsung
cần làm gì trước khi sửa điện thoại
mẹo sử dụng điện thoại samsung