Nhiều mẫu smartphone hiện nay có thể sạc đầy pin khi chưa đầy 20 phút, điều này khiến cho nhiều người lo lắng? Vậy hãy cùng MT Smart tìm hiểu một số nhược điểm tồn tại trên mẫu điện thoại thông minh sạc siêu nhanh hiện nay, để xem vấn đề này có thực sự đáng lo ngại không nhé!
1. Khối lượng điện thoại nặng hơn
Điện thoại thông minh sạc siêu nhanh cho phép thiết bị có thể nhanh chóng thúc đẩy sự dịch chuyển các electron từ cực âm (điện cực dương) sang cực dương (điện cực âm) diễn ra trong pin. Khi các electron di chuyển nhanh hơn thì lớp phân cách giữa hai điện cực của pin cũng phải dày hơn.
Chính vì thế, pin của điện thoại thông minh sạc siêu nhanh thường sẽ có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, những loại pin này cũng sẽ được trang bị các công nghệ tiên tiến nhằm duy trì kích thước nhỏ và đảm bảo hiệu quả sạc pin nhanh hơn.
Ví dụ, điện thoại Realme GT Neo 5 hỗ trợ sạc nhanh 240W với viên pin cực siêu mỏng 10C 4.600mAH. Nhờ các điện cực được thiết kế siêu mỏng, quá trình chuyển động electron diễn ra nhanh hơn, từ đó rút ngắn thời gian sạc pin của thiết bị đáng kể. Mẫu điện thoại Realme này nặng khoảng 199gr, nhẹ hơn so với iPhone 14 Pro Max (nặng 238gr và có hỗ trợ sạc nhanh 27W).
2. Nhiệt lượng từ điện thoại tỏa ra nhiều hơn
Trong quá trình sạch nhanh, các electron chuyển động càng nhanh thì lượng nhiệt của chúng sinh ra càng nhiều, từ đó làm cho điện thoại sạc siêu nhanh tỏa ra nhiều nhiệt hơn so với điện thoại sử dụng công nghệ sạc bình thường. Do đó, nhiều người thường hay e ngại điều này, bao gồm luôn cả vấn đề có thể làm giảm độ bền của pin.
Thực tế, các nhà sản xuất điện thoại thông minh sạc siêu nhanh đã nghiên cứu rất kỹ về vấn đề này và cũng đã thực hiện thêm một số biện pháp để làm giảm thiểu tối đa lượng nhiệt sinh ra trong quá trình sạc pin. Chẳng hạn, điện thoại thông minh sạc cực nhanh được trang bị nhiều phần cứng có tác dụng làm mát như tấm chắn nhiệt, quạt và buồng hơi so với các điện thoại thông thường.
Ngoài ra, dòng điện thoại này còn được trang bị một số mẹo để hỗ trợ người dùng có thể tối ưu hóa pin tốt hơn, thậm chí có thể sử dụng các ứng dụng để hỗ trợ đo và điều chỉnh nhiệt độ thiết bị khi đang sạc.
Hơn nữa, mẫu điện thoại sạc nhanh cũng có thể thực hiện quá trình sạc song song. Nghĩa là, pin sẽ được chia thành hai ngăn, trong đó phần cứng quản lý năng lượng sẽ kiểm soát và điều chỉnh nguồn điện cấp vào. Điển hình là dòng điện thoại OnePlus 11 được trang bị công nghệ sạc nhanh 100W và sử dụng viên pin hai ngăn.
Quản lý năng lượng thường tập trung xử lý diễn ra trong bộ sạc thay vì điện thoại. Do đó, bộ sạc sẽ có năng lượng lớn hơn và thường tỏa ra nhiệt nhiều hơn so với viên pin điện thoại. Ví dụ cho khả năng quản lý năng lượng này là ở bộ sạc Gallium Nitride.
Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng có thể chủ động trong việc chọn môi trường sạc cho điện thoại như tránh sạc dưới ánh nắng trực tiếp hoặc những khu vực có nhiệt độ cao, đồng thời không nên sử dụng bộ sạc kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Tất cả những điều này sẽ góp phần làm giảm nhiệt lượng tỏa ra từ điện thoại khi sạc.
3. Tuổi thọ pin ngắn
Sử dụng điện thoại sạc siêu nhanh, tuổi thọ của viên pin thường ngắn hoặc kém bền. Thực tế, theo tiêu chuẩn thông thường, viên pin của bất kỳ dòng điện thoại nào cũng đều có thể bị giảm chất lượng khoảng 20% sau 800 lần sạc - tương đương với thời gian sử dụng tầm 2 năm.
Nói một cách khác, tất cả các dòng điện thoại (điện thoại Samsung, Sony, Pixcel,...) và viên pin trên điện thoại đều bị xuống cấp sau khoảng thời gian dài sử dụng, chứ không riêng gì dòng điện thoại thông minh sạc nhanh.
4. Mức độ an toàn thiết bị
Nhiều người cho rằng: điện thoại sạc quá nhanh có thể gây ra hiện tượng chạm mạch và cháy nổ thiết bị. Thực tế, trước khi đưa điện thoại sạc siêu nhanh đến tay người tiêu dùng, các nhà sản xuất đều đã nghiên cứu và thực nghiệm về khả năng sạc của thiết bị.
Có thể nói, sản phẩm đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt và được chứng nhận từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng tốt nhất trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm, bao gồm cả mức độ an toàn của sản phẩm.
5. Giá thành của điện thoại sạc nhanh mắc hơn
Nhiều người có quan niệm điện thoại sạc nhanh thường có giá thành mắc hơn so với điện thoại sạc công nghệ bình thường. Điều này chưa hẳn đúng, vì giá thành điện thoại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như công nghệ hiện đại, tính năng tiện ích và sự chỉnh chu trong phần thiết kế sản phẩm.
Ví dụ, đều được trang bị công nghệ sạc nhanh 25W nhưng giá thành của Galaxy Z Flip4 và Galaxy Z Fold4 (thuộc dòng Galaxy Z) mắc hơn so với Galaxy A73 5G và Galaxy A54 5G (thuộc dòng Galaxy A), do sở hữu con chip mạnh mẽ, kiểu thiết kế sang trọng cùng với nhiều công nghệ tiên tiến và tính năng hơn.
Tóm lại, điện thoại thông minh sạc nhanh có thể tồn tại một số nhược điểm nhưng các vấn đề này chúng ta đều có thể kiểm soát và khắc phục được tối ưu trong quá trình sử dụng. Thậm chí, nhà sản xuất đã tính toán về những trường hợp có thể xảy ra đối với công nghệ sạc nhanh trên điện thoại, giúp người dùng an tâm hơn khi trải nghiệm sản phẩm.
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY ĐIỆN THOẠI SAMSUNG CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
MUA NGAY PHỤ KIỆN CHÍNH HÃNG TẠI MT SMART
Nguồn:
Is There a Downside to Ultra-Fast Charging Smartphones?
tính năng sạc nhanh điện thoại
có nên dùng điện thoại sạc nhanh
nhược điểm điện thoại sạc nhanh
mẹo dùng điện thoại
điện thoại Android