Galaxy S23 FE với con chip Exynos 2200 sẽ được nhiều người kết luận là một quyết định tồi tệ của Samsung, tuy nhiên một loạt thử nghiệm đã cho thấy chiếc điện thoại có giá thành phải chăng này có thể duy trì hiệu suất CPU của nó cực kỳ tốt. Có vẻ như một số tối ưu hóa nhất định trong quy trình sản xuất của Exynos 2200 và nâng cấp giải pháp làm mát đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể về kết quả này.
Exynos 2200 được trang bị trên Galaxy S23 FE có hiệu năng ổn định tốt hơn Tensor G3 của Google
Mặc dù chúng ta vẫn chưa xem xét bên trong Galaxy S23 FE, nhưng có vẻ như việc bổ sung buồng hơi đã góp phần vào sự ổn định về hiệu suất của Exynos 2200. Cũng có khả năng là Samsung đã sử dụng quy trình sản xuất cải tiến để sản xuất hàng loạt Exynos 2200.
Và RON TEK đã tiến hành đưa Galaxy S23 FE trải qua một loạt các bài kiểm tra điểm chuẩn và độ ổn định, nhưng chúng ta hãy tập trung vào bài kiểm tra sau độ ổn định để so sánh với việc con chip thế hệ trước bị chỉ trích vì nóng lên. Và thật ngạc nhiên khi bài kiểm tra 3DMark Wild Life Extreme kết thúc, với kết quả là Galaxy S23 FE có thể duy trì hơn 75% hiệu năng thực tế.
Ngay cả trong bài kiểm tra điều tiết CPU, hiệu suất của Exynos 2200 cũng đã giảm xuống 74% khả năng tối đa. Đây là một điều thú vị, khi Exynos 2200 thực sự hoạt động tốt hơn Pixel 8 và Pixel 8 Pro chạy Tensor G3 (được thử nghiệm trong phiên bản thông thường của thử nghiệm Wild Life của 3DMark, chứ không phải ở chế độ Extreme). Trong các clip phân tích trước đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng Google đã không sử dụng buồng hơi cho bất kỳ chiếc smartphone cao cấp nào của mình trong năm nay.
Giả sử rằng cả Exynos 2200 và Tensor G3 đều được sản xuất hàng loạt trên quy trình 4nm LPP (Low Power Plus) của Samsung, thì việc đưa buồng hơi vào Galaxy S23 FE có thể đã tạo ra tất cả sự khác biệt này. Chúng ta sẽ khám phá thêm về điện thoại thông minh mới nhất của Samsung trong ít ngày tới, và hiện tại, bạn có thể xem toàn bộ video ở trên và để lại ý kiến ở phần nhận xét bên dưới.