Khi nói về công nghệ, người dùng thường bắt gặp nhiều thuật ngữ khó hiểu và chúng ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Điều cần thiết là phải hiểu các thuật ngữ và ý nghĩa của chúng nếu người dùng muốn sử dụng và thực hiện chúng đúng cách. Dưới đây là một số cặp thuật ngữ đôi khi khó phân biệt và được sử dụng thay thế cho nhau do nhầm lẫn.
1. Bit so với byte
Sự khác biệt chính giữa hai đơn vị dữ liệu này là kích thước và dung lượng của chúng. Một bit là đơn vị thông tin của máy tính, chỉ có thể nhận và hiểu được một trong hai giá trị, có thể là: đúng hoặc sai, bật hoặc tắt, có hoặc không. Trong khi đó, một byte có thể lưu trữ 8 bit dữ liệu.
Trên thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa hai thuật ngữ này. Bộ nhớ như SSD, HDD và RAM sử dụng byte làm đơn vị đo lường tiêu chuẩn. Trong khi đó, các thiết bị mạng như router Wi-Fi, card mạng và modem sử dụng bit làm đơn vị tiêu chuẩn.
Hơn nữa, “B” cho các byte luôn là chữ hoa, trong khi các bit là chữ thường. Ví dụ: 10 megabyte là 10MB, trong khi 10 megabit mỗi giây là 10 Mb/s (hoặc Mbps).
2. CPU so với GPU và TPU
-
Bộ xử lý trung tâm (CPU) là bộ não của máy tính. Nó đứng giữa phần cứng với phần mềm và giúp xây dựng giao tiếp giữa chúng. CPU quản lý tất cả các chức năng của máy tính.
-
Bộ xử lý đồ họa (GPU) chịu trách nhiệm quản lý và nâng cao hiệu suất đồ họa của hệ thống. Các nhà sản xuất có thể tích hợp một GPU cơ bản vào CPU, nhưng người dùng sẽ cần một GPU chuyên dụng riêng để có hiệu suất nâng cao.
-
Bộ xử lý tensor (TPU) thực hiện các phép nhân lớn, tính toán AI và thuật toán. TPU là các đơn vị xử lý được xây dựng tùy chỉnh cho các khuôn khổ ứng dụng như TensorFlow của Google.
3. RAM so với ROM
Hai thuật ngữ này tuy phổ biến nhưng đôi khi chúng vẫn có thể gây nhầm lẫn.
RAM là một loại bộ nhớ máy tính dùng để lưu trữ các chương trình và dữ liệu đang chạy trong thời gian ngắn. Đó là bộ nhớ dễ mất dữ liệu, sẽ bị xóa khi tắt nguồn hoặc khởi động lại hệ thống. Ngược lại, ROM là một bộ nhớ không mất dữ liệu khi bị tắt nguồn hoặc khởi động lại hệ thống. Thông tin sẽ nằm vĩnh viễn trên đó, chẳng hạn như trên ổ cứng. Vĩnh viễn ở đây có nghĩa là nó sẽ ở đó trừ khi người dùng xóa nó, hoặc phần lưu trữ bị hỏng.
4. FPS so với Hz
Màn hình máy tính là sự kết hợp của tốc độ khung hình và tốc độ làm mới. Người dùng có thể theo dõi chuyển động trên màn hình điều khiển với các tỷ lệ này.
-
Khung hình trên giây (FPS) có nghĩa là máy tính có thể xử lý bao nhiêu khung hình trong một giây. Các khung hình càng cao thì hiệu suất nó mang lại càng mượt mà.
-
Hertz (Hz) là đơn vị đo tốc độ làm mới, vốn là số lần máy tính cập nhật hình ảnh trên màn hình. Tốc độ làm mới cao hơn sẽ tạo ra các chuyển động mượt mà hơn.
5. 32 bit so với 64 bit
Như đã thảo luận ở trên, bit là một đơn vị cho bộ nhớ máy tính. Người dùng có thể đã gặp các hệ thống khác nhau được chỉ định là 32 bit hoặc 64 bit. Đây là các loại kiến trúc máy tính. “32” và “64” là khả năng xử lý dữ liệu. Kiến trúc 32 bit phù hợp với các hệ thống nhỏ hơn có RAM 4GB trở xuống. Kiến trúc 64 bit có thể xử lý nhiều dữ liệu hơn cho một hoạt động và làm việc tốt hơn cho đa tác vụ trên máy tính có thông số RAM cao hơn 4GB.
6. Bộ nhớ và bộ nhớ lưu trữ
Bộ nhớ là một thành phần máy tính lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn hạn. Chẳng hạn như các quy trình và nhật ký đang chạy. Nó sẽ mất dữ liệu khi hệ thống tắt, về cơ bản đó là một thuật ngữ khác của RAM như đã đề cập ở trên.
Bộ nhớ lưu trữ cho phép nó lưu dữ liệu lâu dài. Đó là một bộ nhớ không mất dữ liệu giống như ROM đề cập ở trên. Ổ cứng như HDD và SSD là bộ nhớ lưu trữ.
7. SRAM so với DRAM
SRAM (hoặc RAM tĩnh) và DRAM (hoặc RAM động) là các loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) với các kiến trúc khác nhau. SRAM nhanh hơn DRAM. SRAM có mức tiêu thụ điện của hệ thống thấp hơn DRAM, trong khi DRAM lại ít tốn kém hơn. SRAM được sử dụng trong bộ nhớ đệm (bộ nhớ được lưu trữ tạm thời), trong khi DRAM được sử dụng trong bộ nhớ chính.
8. IP so với DNS so với MAC Address so với TCP
-
Internet Protocol (IP) của hệ thống nhận dạng duy nhất hệ thống đó trên mạng. Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp địa chỉ IP cho người dùng.
-
Domain Name System (DNS) dịch tên trang web bằng chữ và số cho địa chỉ IP. Nó giúp người dùng dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
-
Media Access Control (MAC) được nhà sản xuất gán cho bộ điều hợp mạng. Nó là số nhận dạng duy nhất của bộ điều hợp mạng. Địa chỉ MAC xác định địa chỉ vật lý của máy tính qua mạng.
-
Transmission Control Protocol (TCP) là một cơ chế giao tiếp cho phép các chương trình và thiết bị trao đổi thông điệp qua mạng. Nó là thứ giúp máy chủ giao tiếp với máy khách.
9. IPv4 so với IPv6
IPv4 và IPv6 là các loại địa chỉ IP khác nhau về định dạng và kích thước. IPv4 là một địa chỉ 32 bit bao gồm bốn số kết hợp lại để tạo thành một địa chỉ IP duy nhất. IPv6 là phiên bản nâng cao tiếp theo của IPv4, là một địa chỉ hệ thập lục phân 128 bit bao gồm tám bộ số thập lục phân kết hợp để tạo thành một địa chỉ IP.
10. POP3 so với IMAP so với SMTP
POP3 (Post Office Protocol 3) và IMAP (Instant Messaging Access Protocol) là các cơ chế để truy xuất, quản lý và lưu trữ email từ các thiết bị hoặc máy chủ email của bên thứ ba.
POP3 chỉ cho phép lưu trữ email và gửi tin nhắn đến một thiết bị duy nhất. Trong khi đó, IMAP cho phép lưu trữ email trên một máy chủ, cho phép truy cập email giữa nhiều thiết bị. POP3 là một công nghệ cũ và đơn giản, trong khi IMAP tiên tiến hơn.
Đối với SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), đây là giao thức truyền thông tiêu chuẩn được sử dụng trong POP3 và IMAP để gửi và nhận email.
Thuật ngữ
Công nghệ